NỘI DUNG

 

Định nghĩa dược liệu 

Đặc điểm thực vật

Thành phần hoá học

Kiểm nghiệm

Tác dụng, công dụng

Ghi chú

Tài liệu tham khảo

 

DƯỢC LIỆU CHỨA TINH DẦU KHÁC

Ba chạc

Bạc hà

Bạch chỉ

Bạch đàn

Cánh kiến trắng

Chỉ thực

Chỉ xác

Cúc hoa

Đại,

Đại bi,

Đại hồi

Đinh hương,

Ðộc hoạt,

Đương qui, 

Gừng,

Hành,

Hậu phác,

Hoắc hương

Hương bài

Hương lau,

Hương nhu,

Hương phụ,

Khương hoạt,

Kinh giới,

Long não,

Mai hoa băng phiến, Mạn kinh tử,

Mộc hương,

Mùi,

Ngải cứu,

Nghệ,

Ngô thù du,

Nhân trần,

Phòng phong,

Quế

Riềng,

Sa nhân,

Sài hồ,

Tế tân, Tràm,

Thanh hao hoa vàng,

Thảo quả,

Thanh bì,

Thiên niên kiện, Thông,

Tía tô,

Tiểu hồi,,

Thương truật,

Trầm hương,

Trần bì,

Vối,

Xá xị,

Xạ hương,

Xương bồ. 

Xuyên khung, 

Xuyên tiêu

 

 

 

1. Định nghĩa dược liệu

Dược liệu dùng trong Y học cổ truyền: Phần trên mặt đất phơi hay sấy khô của cây Bạc hà (Mentha arvensis L.) , họ Bạc hà (Lamiaceae ).

Nguyên liệu cất tinh dầu: Phần trên mặt đất của cây Bạc hà

 

2. Đặc điểm thực vật

Cây thảo, sống lâu năm. Thân mềm, hình vuông. Loại thân ngầm mang rễ mọc bò lan, loại thân đứng mang lá, cao 30-40cm, có khi hơn, màu xanh lục hoặc tím tía.

Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng. Cuống ngắn. Mép lá khía răng đều. Hoa nhỏ, mầu trắng, hồng hoặc tím hồng, mọc tụ tập ở kẽ lá thành những vòng nhiều hoa. Lá bắc nhỏ, hình dùi. Đài hình chuông có 5 răng đều nhau. Tràng có ống ngắn. Phiến tràng chia làm 4 phần gần bằng nhau, có 1 vòng lông ở phía trong. 4 nhụy bằng nhau, chi nhụy nhẵn. Quả bế có 4 hạt. Các bộ phận trên mặt đất có lông gồm lông che chở và lông bài tiết tinh dầu. Mùa hoa quả vào tháng 7 - 10.

 

Hình 1: Cây Bạc hà

Hình 2: Lông tiết hình bánh xe

Hình 3. Phiến lá mang lông tiết

Back to Top

Cây bạc hà mọc hoang dại và được trồng ở nhiều vùng nước ta. Chúng mọc hoang dại cả ở miền đồng bằng, trung du và miền núi như Sa Pa ( tỉnh Lào Cai), Tam Đảo( Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Tây) và tỉnh Bắc Cạn, Sơn La, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang….

 

3. Thành phần hoá học

Tinh dầu chiếm hơn 0,5% trong đó menthol chiếm 60% và menthol ester khoảng 9% và flavonoid.

Lá bạc hà là nguyên liệu chính để thu các tinh dầu. Lá chiếm 40-50 trọng lượng chất xanh và trong lá khô hàm lượng tinh dầu là 2-3%. Chiếm 0,5 – 1,5% trọng lượng khô của cây, trong đó: Menthol* trong lá 2,4 – 2,7% tỷ lệ tinh dầu, Hoa 2,4% tỷ lệ tinh dầu, Thân chiếm 0,3% tỷ lệ tinh dầu Qúa trình tổng hợp và tích luỹ tinh dầu trong lá tiến hành đồng thời với quá trình tổng hợp các chất hữu cơ. Ở trong lá non quá trình này mạnh hơn. Số lượng lớn nhất các loại lá này quyết định hàm lượng tinh dầu đạt cao nhất ở cuối thời kì làm nụ của cây trồng.

Back to Top

4. Kiểm nghiệm

Ðặc điểm lý hoá học của tinh dầu bạc hà:

- Tinh dầu bạc hà (Oleum Menthae arvensis): Là chất lỏng không màu hoặc màu vàng nhạt, mùi thơm đặc biệt, vị cay mát.

 Tinh dầu bạc hà được lấy từ các bộ phận trên mặt đất của cây Bạc hà  bằng phương pháp cất kéo hơi nước và đã được làm khan nước.

Rất dễ tan trong ethanol, cloroform và ether, tan trong 2 - 3 thể tích ethanol 70%.

Tỷ trọng ở 20oC: Từ 0,890 đến 0,922

Chỉ số khúc xạ ở 20oC: Từ 1,455 đến 1,465

Góc quay cực riêng ở 200C: Từ - 20 đến? - 40o 

 

5.2.Ðịnh tính

Nhỏ 1 giọt tinh dầu lên lỗ khay sứ, thêm 3 - 5 giọt acid sulfuric (TT) và vài tinh thể vanilin (TT), sẽ xuất hiện màu đỏ cam, thêm 1 giọt nước sẽ chuyển sang màu tím.

Kiểm tra các chất pha trộn trong tinh dầu

A.Ethanol: Lấy 5 ml? tinh dầu cho vào ống nghiệm. Nhỏ từ từ từng giọt nước cất vào (không lắc). Phần tinh dầu ở trên phải trong suốt, không được đục.

B. Nhựa và dầu béo: Nhỏ vài giọt tinh dầu lên giấy lọc, hơ nóng giấy lọc trên bếp điện, giấy phải không có vết dầu loang.

C. Dầu hoả, dầu mazut: Trong một ống đong đựng khoảng 80 ml ethanol 80% (TT), nhỏ từng giọt? (không lắc) cho đến hết 10 ml? tinh dầu, dung dịch phải trong, không có phần không tan nổi ở trên.

 

Ðịnh lượng menthol toàn phần (Bài 9)

Ðịnh lượng Menthol este hóa trong tinh dầu Bạc hà (Oleum Menthae). (Bài 9)

5. Tác dụng và công dụng

Bạc hà Á (Mentha arvensis) được ghi trong DÐVN V và được dùng chủ yếu trong Y học cổ truyền. Bạc hà được xếp vào nhóm tân lương giải biểu, có tác dụng phát tán phong nhiệt, chữa cảm nóng không ra mồ hôi. Ngoài ra còn dùng để chữa các triệu chứng tiêu hoá kém, thường phối hợp với nhiều vị thuốc khác dưới dạng thuốc sắc.  

Nói chung ở các nước trên thế giới, bạc hà Á được trồng chủ yếu là để cất lấy tinh dầu.

 Tinh dầu: 

- Dùng chiết xuất menthol: Do hàm lượng menthol trong tinh dầu cao (trên 75%), bạc hà Á được coi là nguồn nguyên liệu thiên nhiên để chiết xuất menthol.

- Phần tinh dầu còn lại, còn đạt tiêu chuẩn Dược điển, dùng để chế dầu cao xoa bóp. 

- Menthol có tác dụng kháng khuẩn, chống co thắt, giảm đau, kích thích tiêu hoá, chữa hôi miệng.

Back to Top

6. Ghi chú

Back to Top
 

7. Tài liệu tham khảo

Back to Top

 

-------------------------------------------------------

Mọi thông tin liên quan đến trang web Xin vui lòng liên hệ theo số điện thoại 01234195602 hoặc theo địa chỉ Email: thannv@hup.edu.vn

Revised: March 15, 2018 .